Bách khoa

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị mề đay

Bị dị ứng nổi mề đay nên có chế độ sinh hoạt ra sao? Đây là thắc mắc của không ít các bệnh nhân vì nó không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để từ chối sự “ghé thăm” của loại bệnh này bạn cần đặc biệt lưu ý chế độ kiêng khem khoa học sau đây nhé!

Bị mề đay nên ăn gì?

Để hỗ trợ chữa mề đay hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp với việc bổ sung dinh dưỡng qua những món ăn sau:

Cháo đậu xanh rau má

Đây là món ăn bổ dưỡng cho người bị bệnh mề đay bởi:

  • Đậu xanh có tính thanh nhiệt, giải độc
  • Rau má có tính mát nên hỗ trợ nhuận gan, kháng viên, tiêu độc

đậu xanh rau má mề đay

Đậu xanh và rau má có nhiều thành phần tốt cho người bị mề đay

Để nấu cháo đậu xanh rau má chúng ta cần tiến hành qua các bước:

  • Bước 1: Rau má rửa sạch, cắt nhỏ; đậu xanh giã nhuyễn cho hạt đậu vỡ thành đôi; gạo vo sạch.
  • Bước 2: Đun hỗn hợp gạo, đậu xanh với 1 ít nước lọc (gạo, đậu, nước theo tỉ lệ vừa phải).
  • Bước 3: Đến khi hỗn hợp này sôi thì đợi cho đến khi hạt gạo nở và nhuyễn thì bỏ rau má vào. Đun thêm khoảng 10 phút rồi thêm gia vị vừa ăn.

Cháo chi tử hạt sen

Người bị mề đay nên ăn cháo chi tử hạt sen bởi vì:

  • Công dụng của hạt sen là tẩm bổ, hỗ trợ hệ miễn dịch mà tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chi tử có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm.

cháo chi tử hạt sen mề đay

Người bị mề đay nên ăn cháo chi tử hạt sen

Cách nấu cháo chi tử hạt sen:

  • Bước 1: Ngâm hạt sen trong nước ấm khoảng 2-3 giờ để sen mềm.
  • Bước 2: Chi tử sắc lấy nước.
  • Bước 3: Vo gạo cho sạch.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp hạt sen và gạo vào nước chi tử, đun sôi cho tới khi hạt gạo nở nhuyễn.
  • Bước 5: Thêm gia vị sao cho vừa ăn.

Nổi mề đay kiêng ăn gì?

Người bệnh muốn chữa mề đay hiệu quả cần kiêng rất nhiều thứ. Trong đó, những thực phẩm cần đặc biệt lưu ý là:

Hải sản

Thành phần chủ yếu có trong hầu hết các loại hải sản là protein parvalbumin. Chất này sẽ gây phản ứng với những người có làn da nhạy cảm. Do đó, nếu đang bị mề đay mà ăn hải sản thì bệnh sẽ chẳng những không khỏi mà lại thêm nặng.

Lạc

Vicilin và albumin là 2 loại protein có trong lạc. Chúng sẽ làm gia tăng cảm giác mẩn ngứa, khó chịu cho người bị mề đay nếu họ ăn quá nhiều.

Thịt bò và sữa bò

Trong thịt bò và sữa bò có chứa casein và protein huyết thanh. Hai chất này cũng là nguyên nhân gây dị ứng mẩn ngứa ở người bị bệnh mề đay.

Rượu, bia, chất kích thích

Người bị mề đay nên nói không với rượu bia và chất kích thích.

bệnh nổi mề đay không nên uống rượu bia, cà phê

Chất kích thích nên được loại ra khỏi thực đơn của người bị mề đay

Chúng sẽ khiến bạn mất dần khả năng điều khiển hành vi của bản thân. Vì thế, khi bị ngứa mà đang trong trạng thái say hay mệt mỏi do chất kích thích, thức uống có cồn, bạn sẽ không do dự mà giã để giảm bớt cơn ngứa. Trên thực tế, việc gãi ngứa bằng tay có thể khiến bệnh phát triển dữ dội hơn.

Bên cạnh đó, trong rượu, bia, chất kích thích cũng có những thành phần gây hại, có thể khiến mề đay trở nặng nên người bệnh cần tránh.

Cách điều trị sẹo do mề đay để lại

Sẹo do mề đay để lại không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ gây mất thẩm mĩ ảnh hưởng đến tâm lí bệnh nhân, đặt biệt là chị em phụ nữ. Do đó, cần trị dứt điểm tình trạng này bằng một số cách sau:

Nha đam

Lô hội có tính mát, đặc biệt hữu dụng trong việc làm lành da sau tổn thương. Có thể dùng gel lá lô hội để đắp lên vùng da nổi mề đay như một cách làm dịu đi nốt mẩn và làm hạn chế quá trình hình thành sẹo.

nha đam giúp khỏi sẹo mề đay

Nha đam làm hạn chế quá trình hình thành sẹo

Ngoài ra, lô hội có thể chế biến thành dạng nước uống vừa thanh nhiệt vừa giải độc cơ thể, giúp việc chữa lành sẹo do nổi mề đay gây ra.

Chanh tươi

Trong chanh có chứa rất nhiều vitamin C giúp ích cho việc giảm sẹo thâm. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng nguyên liệu này vì nó có thể gây khô da.

Để trị sẹo thâm do mề đay gây ra bằng chanh, bạn chỉ cần cắt chanh thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị sẹo. Hoặc có thể sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong để thoa trực tiếp lên vùng da bị sẹo. Các bạn cần kiên trì sử dụng hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cách phòng chống sẹo do mề đay để lại

Để phòng chống sẹo do mề đay gây nên bạn cần tuân thủ một số điều sau:

  • Hạn chế cào gãi, cọ xát lên vùng da bị tổn thương. Vì điều này sẽ khiến cho tình hình thêm nặng nề hơn và vùng da bị tác động sẽ có khả năng cao để lại sẹo thâm.
  • Tránh ăn các thức ăn như hải sản, thịt bò, gà, gia vị cay nóng từ ớt, tiêu,… Bổ sung rau củ quả có chứa nhiều vitamin C, E, A.
  • Hạn chế tiếp xúc với một số hoá chất, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, lông thú vật sẽ khiến bạn ngứa hơn.
  • Khi mắc bệnh, cần đến ngay các nhà thuốc, cơ sở y tế để điều trị kịp thời, an toàn nhằm ngăn chặn tình trạng khó chịu ở bệnh nhân.

Bị nổi mề đay có được tắm không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra và một quan niệm chung bấy lâu nay là bị mề đay thì không được tắm, tuyệt đối không đụng nước.

bị nổi mề đay tắm được không?

Người bệnh mề đay nên hạn chế tiếp xúc với nước

Điều này hoàn toàn đúng, mặc dù tắm bằng nước nóng hay nước lạnh, thì nguy cơ nhiễm lạnh, mề đay ẩn vào trong thậm chí dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Vì vậy nếu phát hiện bệnh tuyệt đối không nên tắm, không đụng vào nước, không làm các công việc liên quan đến nước. Nhằm hạn chế những nguy hiểm không mong muốn, đồng thời giúp quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi hơn.

Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh mề đay

Mề đay có thể biến thành mãn tính

Mề đay cấp tính là giai đoạn đầu tiên của bệnh, ở giai đoạn này bệnh hoàn toàn có thể được loại bỏ chỉ sau một vài ngày và bằng cách đơn giản. Tuy nhiên bệnh sẽ dễ dàng chuyển sang mãn tính khi: để lâu ngày không chữa, không kiêng cữ, sử dụng sai thuốc chữa trị.

Phù mạch một số bộ phận hoặc phù toàn thân

Đây là dấu hiệu bệnh thường gặp ở những bệnh nhân bị mề đay: sưng, phù mạch sẽ xuất hiện chủ yếu ở môi, mí mắt, tay chân, nặng hơn thì phù toàn cơ thể. Hiện tượng này sẽ dẫn đến phù thanh quản, khó thở, ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn có dấu hiệu thở hắt, ngực căng phòng và bị nén khí, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra.

phù mạch mề đay

Hiện tượng phù mạch do bệnh mề đay

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm nhất khi mắc bệnh mề đay, bởi vì bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Không chỉ người lớn mà ngay cả đối tượng trẻ nhỏ nếu không tìm được cách chữa mề đay phù hợp bệnh sẽ bị biến chứng thành sốc phản vệ.

Người bệnh sẽ phải đối diện với triệu chứng ngạt thở, da tím tái, suy hô hấp, giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp và nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Suy nhược cơ thể kéo dài

Từ cơn ngứa ngáy ban đầu mề đay nhanh chóng khiến cơ thể suy nhược khi mất ngủ, chán ăn, ngứa ngáy, khó chịu… Nặng hơn về lâu dài, bệnh có thể khiến người bệnh trở nên trầm cảm vì tự ti, lo lắng hay ngại giao tiếp.

Mề đay và vấn đề về thần kinh

Những nốt mẩn đỏ ở trên da, thuận chí sưng phù khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và mất tự tin. Nhiều người phải gián đoạn công việc chỉ vì bệnh mề đay ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe. Quá nhiều sức ép đến cùng một lúc sẽ khiến người bệnh gặp vấn đề về thần kinh, stress kéo dài.

Thông qua những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh cũng như điều trị mề đay đúng cách giúp tránh tình trạng sẹo gây mất thẩm mĩ. Nếu có gì thắc mắc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Song Hương theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG

Danh mục: Bách khoa Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương