Bách khoa

Tổng hợp các bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm có nhiều cách và đem lại hiệu quả khác nhau, trong số đó việc áp dụng mẹo dân gian tại nhà đang ngày càng phổ biến. nếu phù hợp với cơ địa bệnh có thể hoàn toàn trị khỏi. Cùng tham khảo một số phương pháp hay qua bài viết sau!

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng được mệnh danh như một vị “sâm của người nghèo”, không chỉ chữa trị thoát vị, đây còn là vị thuốc có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như: bổ máu, điều trị viêm xoang, nhức đầu, lợi tiểu, giải độc,...

Phương pháp chữa trị tại nhà với cây đinh lăng được tiến hành theo 2 cách như sau:

Nấu nước uống

Nước lá đinh lăng

Nước lá đinh lăng hỗ trợ điều trị thoát vị

Chuẩn bị: 500gr cây, rễ và lá đinh lăng

Cách làm:

  • Cắt rễ sạch sẽ, rửa sạch các phần đã chuẩn để ráo nước, sau đó đem phơi khô.
  • Khi đã khô, bạn tiến hành nấu theo tỉ lệ 2:1 ( bỏ phần đã chuẩn bị vào nồi, đổ nước sao cho ngập phần đinh lăng một nửa).
  • Đun sôi và để nguội uống dần, ngày 3 đến 4 lần thay nước lọc.

Bôi trực tiếp

Chuẩn bị: 500gr lá đinh lăng

Cách làm:

  • Rửa sạch lá đinh lăng, sau đó giã nhuyễn.
  • Tiếp theo ta bôi hỗ hợp đó lên vùng bị bị thoát vị đĩa đệm hoặc đau nhức xương khớp khoảng 20 – 30 phút.
  • Đắp 1 – 2 lần mỗi ngày và kiên trì để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi đắp xong, bạn cần rửa sạch cơ thể với nước ấm. Điều này cũng giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

Cây mật gấu

Cây mật gấu được xem là thảo dược rất tốt trong việc điều trị bệnh. Trong đó, phần lá của cây mật gấu là bộ phận thường được sử dụng nhất trong điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Với các thành phần β-sitosterol glucoside rabdoserrin A, Ursolic acid, Excisanin A,… có trong cây mật gấu giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả.

Cây mật gấu

Cây mật gấu có nhiều thành phần tốt cho cơ thể

Phương pháp này được tiến hành tại nhà như sau:

Chuẩn bị

  • Lá cây mật gấu (lượng vừa đủ dùng), nên chọn loại lá tươi.
  • Bia lon (1 lon, nên dùng loại có lượng cồn nhẹ).

Cách làm

  • Bạn chọn những lá mật gấu còn tươi đem rửa sạch.
  • Sau đó xay nhuyễn phần lá đã chuẩn bị và bỏ xác. Nước cốt cây mật gấu thu được bạn đem pha chung với một lon bia và dùng vào buổi chiều sau khi ăn cơm. Không dùng khi bụng đói, không được dùng nhiều bia. Liệu trình uống lặp lại nhiều lần.
  • Mỗi liệu trình 10 ngày. Sau khi kết thúc 1 liệu trình nghỉ một tuần rồi mới áp dụng tiếp cho đến khi tình trạng đau chấm dứt.
  • Bên cạnh bia, bạn có thể dùng nước cốt mật gấu pha với nước ấm cũng rất tốt, nếu bạn kích ứng với bia.

Gạo lứt

Theo quan niệm của Đông y, gạo lứt là một vị thuốc có khả năng chữa được nhiều căn bệnh khác nhau. Tác dụng của gạo lứt trong Đông y là ích khí, kiện tỳ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cơ thể được khỏe mạnh…

gạo lức

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống nước gạo lứt

Gạo lứt dùng để chữa thoát vị thường là gạo lứt rang lên, xay nhuyễn thành bột và pha uống. Cách thực hiện như sau:

  • Gạo lứt đem rang trên chảo nóng với lửa nhỏ để chín vàng và đều. Rang khoảng 20 phút, khi gạo có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Để gạo nguội rồi xay nhuyễn và mịn như bột, cho vào hộp khô ráo để dùng dần.
  • Khi dùng, cho 2 muỗng café bột gạo lứt với nước ấm vừa đủ. Mỗi ngày uống 2 lần. Kiên trì uống cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Ngoài cách pha uống trực tiếp, người bệnh thoát vị có thể dùng gạo lứt uống hàng ngày như uống một loại trà.

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, uống nước gạo lứt hàng ngày còn giúp cơ thể khỏe mạnh và xương chắc hơn.

Ngải cứu

Chữa trị bằng ngải cứu là phương pháp có từ rất lâu và được đánh giá, công nhận hiệu quả cao trong các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại.

Để phát huy tối đa hiệu quả của cây ngải cứu trong việc chữa thoát vị đĩa đệm, cần phối hợp với một số bài thuốc sau:

Ngải cứu + Muối

lá ngải cứu + muối

Bệnh nhân bị thoát vị chườm ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian và trong Đông y.

  • Bạn chỉ cần rang nóng một bó ngải cứu với một nắm muối hột.
  • Sau đó, bọc hỗn hợp này vào một chiếc khăn mỏng rồi đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Khi hỗn hợp nguội đi, bạn tiếp tục rang nóng lại rồi chườm thêm 2 lần.

Bài thuốc đắp này giúp giảm đau rất tốt, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu và khi vận động sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Ngải cứu + Mật ong

Dùng 300g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó, chắt lấy nước cốt, bỏ bã. Trộn phần nước cốt thu được với 3 muỗng mật ong.

Uống nước ngải cứu mật ong 2 lần trong ngày. Kiên trì dùng liên tục trong 15 ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau ở vùng thắt lưng, tê nhức chân tay.

Ngải cứu + Giấm gạo

Dùng 1 bó ngải cứu to, nhặt bỏ phần cọng già, rửa sạch. Đem giã nát rồi trộn với 200 ml dấm gạo.

Đun nóng hỗn hợp sao cho đặc lại. Sau đó, cho vào miếng vải bọc, xoa lên vùng bị đau khoảng 10 phút. Nếu hỗn hợp nguội thì làm nóng lại và xoa tiếp.

Thực hiện bài thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Áp dụng cách này liên tục trong 1 – 2 tháng thì những cơn đau lưng khó chịu sẽ giảm hẳn.

Rượu tỏi

Sử dụng rượu tỏi là phương pháp dân gian được truyền tai nhau nhằm chữa trị với cách chế biến đơn giản như sau:

  • Tỏi khô bóc vỏ 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ
  • Thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
  • Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.

rượu tỏi chữa thoát vị

Người bệnh thoát vị được khuyên nên dùng rượu tỏi

Tỏi là loại có tính ôn có thể dùng được tất cả cho các trường hợp bị đau xương khớp. Tuy nhiên, khi cho thêm rượu thì cần lưu ý với những bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao.

Hy vọng với những bài thuốc dân gian đã chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Tại nhà thuốc Bắc Song Hương, bạn sẽ nahajn được lời tư vấn giàu kinh nghiệm từ các y bác sĩ và các bài thuốc quý:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG

Danh mục: Bách khoa Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương