Bách khoa

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bị thoát vị đĩa đệm

Người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm chắc chắn cần thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Các bài tập phục hồi chức năng sau mổ không chỉ giúp giảm bớt thời gian lành bệnh mà còn đề phòng tái phát cơn đau rất hiệu quả. Hướng dẫn bổ ích dưới đây sẽ giúp cho bạn.

Vì sao nên thực hiện phục hồi chức năng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Dĩ nhiên, sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn hầu như không thể hoạt động hay đi lại một cách bình thường do cột sống còn yếu và sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Lúc này, các phương pháp cải thiện chức năng được xem như là giải pháp hỗ trợ hữu hiệu nhất bởi nó có tác dụng:

  • Giúp bệnh nhân rút ngắn được thời gian hồi phục sau ca mổ.
  • Giúp cột sống và xương sớm đạt được trạng thái bình thường như ban đầu, giúp người bệnh có thể sớm trở lại với nếp sinh hoạt bình thường.
  • Ngăn ngừa các biến chứng sau mổ có thể xảy ra một cách hiệu quả hơn.
  • Góp phần giúp tâm lý người bệnh trở nên lạc quan và tích cực hơn trong cả quá trình điều trị.

phục hồi chức năng cột sống sau phẫu thuật

Người bệnh nên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng

Không nên tập vật lý trị liệu khi nào?

Nếu bị gãy xương hoặc khối u ở cột sống, bạn không nên tập vật lý trị liệu. Ngay cả khi bạn cố gắng tập vật lý trị liệu thì cũng không mang lại sự cải thiện. Bởi vì:

  • Kế hoạch điều trị chỉ bao gồm những biện pháp thụ động, trong khi bạn cần một phương pháp điều trị bao gồm cả các biện pháp thụ động và chủ động.
  • Khi huấn luyện viên không thể hiểu rõ về tình trạng bệnh sẽ đưa ra những bài tập không phù hợp khiến bạn không thể thực hiện các bài tập này đúng cách. Do đó, không mang lại kết quả trong điều trị.
  • Vì tình trạng bệnh lý đặc biệt nên đôi khi bạn không thể thực hiện được một số động tác theo hướng dẫn, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Vì thời gian luyện tập chưa đủ: vật lý trị liệu có tác dụng từ từ. Bạn hãy nhớ rằng, tất cả mọi thứ cần có thời gian.

Phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm

Tham khảo một vài bài tập sau để mau mau thoát khỏi căn bệnh này bạn nhé:

Phương pháp đắp Paraphin (sử dụng nhiệt nóng của Paraphin)

Phương pháp đắp Paraphin là phương pháp sử dụng nhiệt nóng của chất Paraphin để giảm các triệu chứng đau cho bệnh nhân và phục hồi chức năng cho người bệnh do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Các bác sĩ sẽ dùng Paraphin được cung cấp nhiệt ẩm dưới dạng tinh khiết, không độc pha thêm một ít dầu Paraphin (tăng cường độ dẻo, không bị giòn gẫy). Do vậy hoàn toàn yên tâm về độ nóng phù hợp khi tiếp xúc với da.

phương pháp Paraphin

Bệnh nhân thực hiện phương pháp Paraphin

Tiến hành biện pháp này giúp bệnh nhân giảm co thắt cơ do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, cổ gây ra và những như các biến chứng của bệnh này (đau thần kinh tọa; đau thần kinh liên sườn, viêm đốt sống).

Sử dụng hồng ngoại

Việc sử dụng hồng ngoại chiếu trực tiếp xuyên qua da tạo sức nóng lên vùng thoát vị đĩa đệm, biện pháp này giúp giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó các biểu hiện như co cứng cơ; đau do chèn ép rễ thần kinh, hội chứng rễ thắt lưng, rễ cổ cũng được điều trị.

Tắm ngâm suối bùn nóng

Tắm ngâm suối bùn nóng có tác dụng tốt với toàn bộ cơ thể cũng như đối với chữa thoát vị đĩa đệm. Tắm ngâm suối bùn nóng gồm tắm ngâm bộ phận cơ thể, tắm ngâm toàn thân, bể bơi tĩnh hoặc bồn tạo sóng, bọc chăn ẩm, ngâm trong túi nước, tắm phun mưa, tắm phun tia nước áp lực, tắm hơi khô… tùy vào điều kiện của bệnh nhân.

tắm bùn nóng

Tắm bùn giúp khai thông khí huyết, xương khớp dẻo dai

Tác dụng của phương pháp này giúp các khớp được đả thông khí huyết và dẻo dai hơn, giảm cường độ co cơ cần thiết, phục hồi chức năng khớp, cơ và thần kinh.

Phương pháp điện trị liệu

Việc áp dụng các phương pháp điện trị liệu như: máy sóng ngắn, dòng xung điện, dòng Gavanic và Faradic có tác dụng hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Các phương pháp này giúp chống viêm và giảm đau khi dịp nhầy chèn ép hệ thần kinh, tăng cường độ chuyển hóa, chống phù, nề do thoát vị đĩa đệm cấp tính gây ra. Ngoài ra dòng xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa; dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.

Phương pháp kéo giãn cột sống

Đây là một trong những phương pháp mới và khá chuyên biệt dành cho thoát vị đĩa đệm cột sống. Phương pháp này sử dụng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số khác nhau như TM300 hoặc ST101… Khi tiến hành điều trị các bác sỹ sẽ cố gắng tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm có tác dụng giải nén giúp phần nhân nhầy chứa bên trong đĩa đệm có thể chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trí ban đầu của nó.

kéo dãn cột sống

Phương pháp kéo giãn cột sống

Phương pháp này thường đạt hiệu quả cao đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ, đang có dấu hiệu xô lệch hoặc sắp tràn. Với các trường hợp thoát vị đĩa đệm tràn toàn phần chèn ép tủy và cột sống thì không thực sự hiệu quả.

>> Đọc thêm: Tổng hợp bài tập thể dục giúp nhanh khỏi thoát vị đĩa đệm

3 tư thế ngủ người bị thoát vị đĩa đệm nên “bỏ túi”

Một tư thế nằm hợp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều để ho tránh được những cơn đau nửa đêm và sâu giấc hơn.

Nằm nghiêng co đầu gối

Với tư thế này, lưng hơi cong, cột sống kéo giãn giúp cho khoảng cách giữa các khớp được mở rộng. Nhờ vậy mà áp lực lên đĩa đệm bị giảm đáng kể. Nó rất phù hợp và tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

nằm nghiêng khi ngủ

Tư thế ngủ tránh đau lưng

Cụ thể hơn, bạn có thể nằm nghiêng qua bên trái hoặc phải (tùy hướng thuận), đầu gối co về phía bụng, 2 tay để tự do, nhắm mắt, hít sâu, thở nhẹ, đầu óc thư giãn,… Khi chìm vào giấc ngủ, cảm giác đau nhức thường gặp giữa đêm sẽ tự nhiên biến mất.

Nằm sấp kê gối dưới bụng

Tư thế này sẽ giúp cho vùng cổ và lưng của bệnh nhân được co giãn, chiếc gối bên dưới bụng ngăn tình trạng vùng lưng bị uốn cong và chèn ép lên đĩa đệm. Nó phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Cụ thể, bạn chỉ cần nằm úp xuống mặt giường, kê một chiếc gối ngang bụng kèm 1 gối kê đầu. Đầu và và tay để tự nhiên, nhắm mắt và thả lỏng…

nằm sắp

Tư thế nằm sấp cho người bị thoát vị

Tuy nhiên, tư thế này khiến tim và phổi bị chèn ép, không tốt cho hô hấp. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng trong khoảng thời gian ngắn, sau đó linh động thay đổi với những tư thế phù hợp khác.

Nằm nghiêng kê gối ở giữa 2 chân

Tương tự như tư thế thứ nhất mà chúng tôi đã nêu. Tuy nhiên, bấy giờ giữa 2 chân của bạn sẽ được kê một chiếc gối và chân chỉ co nhẹ chứ không co gập. Chiếc gối có công dụng nâng đỡ vùng xương hông, xương chậu và giảm được phần nào áp lực lên cột sống. Dù là bị thoát vị đĩa đệm dạng nào đi nữa thì tư thế này cũng rất an toàn và phù hợp với bệnh nhân.

nằm nghiêng kê gối giữa 2 chân

Tư thế này an toàn cho mọi đối tượng bệnh nhân

Việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cần dựa trên sự tư vấn sau khi kiểm tra của bác sĩ để có tính chính xác. Chúc các bạn sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. Những điều còn chưa tỏ, bạn có thể liên hệ qua nhà thuốc của chúng tôi:

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG

Danh mục: Bách khoa Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương