Bách khoa

Tuyệt chiêu loại bỏ mề đay sau sinh cho chị em phụ nữ

Phụ nữ trong thời gian sinh nở thường đứng trước nhiều nỗi lo về tâm lý, sức khỏe. Bên cạnh chứng bệnh trầm cảm đang trở thành đề tài nóng được quan tâm thì chứng mề đay cũng là vấn đề khiến không ít chị em sầu não. “Bỏ túimột vài mẹo đơn giản sau đây, căn bệnh sẽ không là nỗi lo đối với các chị em!

Nguyên nhân phụ nữ sau sinh hay bị nổi mề đay?

Sau sinh phụ nữ thường bị thay đổi nội tiết tố, nên dễ dẫn đến rối loạn nội tiết, tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi mang thai, cơ địa vốn đã yếu sẵn, trải qua một cuộc chiến “sinh tử” làm cơ thể và hệ miễn dịch của người phụ nữ càng yếu hơn, vì vậy rất dễ bị dị ứng.

Sức khỏe yếu, cùng với hiện tượng men gan tăng cao trong khi chế độ ăn uống không khoa học, ăn không tiêu sẽ làm cho gan bị thiếu máu, nhiệt, dẫn đến hiện tượng gan không đào thải được các độc tố ra ngoài, nhiễm độc và phát sinh mề đay, mẩn ngứa. Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:

  • Do thức ăn: Phụ nữ sau khi sinh rất dễ bị mẫn cảm với các loại thức ăn như tôm, sò, thịt bò, sữa, trứng,..và thậm chí, các loại thức ăn thông thường cũng làm nổi mề đay.

Chữa mề đay sau sinh an toàn để không ảnh hưởng tới mẹ và bé

Khỏi mề đay sau sinh an toàn cho mẹ và bé

  • Do thuốc: sau sinh các mẹ nên thẩn trọng khi sử dụng thuốc tây, các loại thuốc như chống viêm, vắc-xin cũng làm mẹ bị mẩn ngứa.
  • Tác nhân đường hô hấp: Phấn hoa, bụi, khói thuốc, men mốc sẽ làm mẹ bị nổi mề đay nếu như mẹ hít phải chúng.
  • Do tâm lý của mẹ sau sinh, chưa thích ứng được với cuộc sống thay đổi dễ gây mệt mỏi, stress.
  • Quá lạnh, quá nóng, do ánh nắng mặt trời, thay đổi thời tiết đột ngột.
  • cơ địa của mẹ thay đổi nên bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào cũng gây bệnh cho mẹ. Ngoài ra cũng có một số trường hợp mề đay tự phát mà không có một sự tác động nào từ bên ngoài cả.

Mách chị em các cách chữa bệnh bằng thuốc sau sinh

Bị mề đay trong giai đoạn cho con bú cần chữa như thế nào?

Bị mề đay trong giai đoạn cho con bú cần chữa như thế nào?

  • Sử dụng thuốc trong thai kỳ và trong giai đoạn cho con bú đều phải cẩn thận, nhất là các thuốc chưa có nghiên cứu thực nghiệm an toàn trên người.
  • Các thuốc chống dị ứng thường được sử dụng nhất thuộc nhóm antihistamine, một hoạt chất ức chế hoạt động của histamine - chất được tế bào phóng thích khi có phản ứng dị ứng xảy ra. Nhưng liệu các antihistamine này có an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú?
  • Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây ra bất cứ nguy hại nào trên con non mới sinh, nhưng chưa có bằng chứng đảm bảo việc sử dụng an toàn trên người trừ một số thuốc được khuyến cáo có thể sử dụng như Cetirizine và Loratadine vì hiệu quả an toàn đã được nghiên cứu.
  • Ở phụ nữ đang cho con bú hàm lượng của một số antihistamine đi qua sữa mẹ rất thấp, nên có thể sử dụng hạn chế mà không ảnh hưởng đến trẻ.

Các thuốc chống dị ứng sau đây được khuyến cáo có thể sử dụng ở phụ nữ cho con bú:

  • Cétirizine 10 mg (Zyrtec, Virlix), 1 viên/ngày
  • Desloratadine 5mg ( Aerius) 1 viên/ngày
  • Lévocétirizine 5mg (Xyzall) 1 viên/ngày
  • Loratadine 10mg (Clarityne, Zaprilis) 1 viên/ngày

Lưu ý: Những loại thuốc trên để tham khảo, không nên tự ý sử dụng

>> Xem thêm: Mề đay ở trẻ em

Mách chị em bỉm sữa cách chữa mề đay bằng phương pháp dân gian

1.Lá khế

Lá khế chữa mề đay

Lá khế giảm mề đay sau sinh

Lá khế vốn được biết đến là một loại thảo dược có tính thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Kiên trì mỗi ngày với phương pháp trị mề đay bằng lá khế, chị em có thể yên tâm hoàn toàn và sớm thoát khỏi nỗi phiền phức này.

2.Mướp đắng

Mướp đắng - thần dược trị mề đay

Mướp đắng

Tương tự như lá khế, mướp đắng trong Đông y cũng được xem là một thảo dược có tính hàn, thường được ứng dụng cho các bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, đồng thời diệt khuẩn và trị một số bệnh ngoài da, trong đó có mề đay.

3.Ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc không còn xa lạ gì với y học dân gian cũng như y học cổ truyền. Rất đơn giản chúng ta chỉ cần lấy thân và lá ngải cứu, rửa sạch, để khô, đem sao nóng, đợi ấm rồi chườm lên vùng da bị nổi đỏ. Áp dụng mỗi ngày, hiệu quả sẽ được được trông thấy rõ rệt.

4.Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tính thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu phong ngứa, hạn chế triệu chứng nổi mề đay

Trà hoa cúc có tính thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu phong ngứa, hạn chế triệu chứng nổi mề đay

Cách thực hiện:

  • Lấy một nhúm trà hoa cúc, bạn ngâm vào nước ấm giống như lúc pha để uống. Trà hoa cúc sẽ không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, mà còn làm mát, giúp trẻ hóa làn da, giải tỏa căng thẳng giúp mẹ thư giãn và ngủ ngon giấc hơn. Khi con bị táo bón, mẹ cũng nên uống trà hoa cúc để cho bé khỏi bị táo bón, và chỉ uống khi trà còn nóng.
  • Nước trà mẹ dùng để uống, còn bã trà mẹ sẽ đắp lên vùng da bị nổi mề đay, sẽ làm mất cảm giác ngứa ngáy khó chịu, và nhanh chóng tan hết mề đay.

Chị em bỉm sữa vô cùng nhạy cảm, do đó trước khi điều trị cần đến các bác sĩ để được kiểm tra. Cần kiêng cữ cũng như chữa trị đúng cách để tốt cho cả mẹ và con. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn và những người xung quanh nắm rõ cách chữa mề đay vì một sức khỏe trọn vẹn.

NHÀ THUỐC BẮC SONG HƯƠNG

Danh mục: Bách khoa Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương