Dược học

Tìm hiểu về thuốc phát tán phong nhiệt

Từ lâu các vị thuốc Đông y đã được sử dụng để điều trị chứng ngoại cảm phong nhiệt. Chúng được gọi chung là thuốc phát tán phong nhiệt, cùng tìm hiểu kĩ hơn về công hiệu, tính chất và những điều cần lưu ý khi sử dụng những vị thuốc này.

Phần lớn thuốc phát tán phong nhiệt đều vị cay, vị đắng, tính hơi hàn và hơi mát, vị cay có thể phát tán, tính mát có thể khử nhiệt, công hiệu chủ yếu là phát tán phong nhiệt, tác dụng giải biểu qua đường mồ hôi dịu hơn so với phát tán phong hàn, chủ yếu thích hợp dùng cho chữa trị các chứng cảm phong nhiệt, bệnh sốt ở giai đoạn đầu, ngoại tà với các triệu chứng như bị sốt, sợ gió, sợ lạnh, họng khô, khát nước, đau đầu, mắt đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù, mạch nhanh. Một số thuốc phát tán phong nhiệt không những còn có công hiệu làm cho đầu óc tỉnh táo và sáng mắt, mát họng, vỡ ban sởi, trị ngứa và trị ho, mà còn có tác dụng chữa trị các chứng mắt đỏ, chảy nước mắt, đau họng, sưng họng, ban bởi không vỡ nước bởi phong nhiệt, ngứa ngáy bởi mẩn gió, bị ho bởi phong nhiệt v.v.

Các vị thuốc phát tán phong nhiệt

  • Tang diệp

Tang diệp là lá của loài thực vật thuộc họ Dâu tằm, vừa là thực phẩm lại là thuốc, có cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế. Tang diệp vị cam, vị đắng, tính hàn, quy kinh lạc phổi và gan. Có công hiệu sơ tán phong nhiệt, thanh phổi nhuận táo, ức chế dương khí gan thăng lên, thanh lọc gan và sáng mắt.

Thích hợp sử dụng:
- Một là thích hợp chữa trị chứng cảm phong nhiệt, sơ khởi bệnh bị sốt.
- Hai là thích hợp chữa trị chứng phổi nhiệt và táo nhiệt dẫn đến ho.
- Ba là thích hợp chữa trị chứng dương khí gan thăng lên dẫn đến đau đầu, choáng váng đứng không vững, buồn bực hay cáu.
- Bốn là thích hợp chữa trị chứng mắt đỏ, mắt rát, mắt đau, chảy nước mắt do phong nhiệt tấn công đầu và gan hỏa bốc lên phía trên gây nên cũng như tinh huyết gan thận không đủ dẫn đến hoa mắt, mắt mờ khi nhìn người và vật.

Bên cạnh đó, Tang diệp còn có công hiệu mát máu, cầm máu, thích hợp dùng cho chữa trị các chứng khạc ra máu, ôn máu và chảy máu cam do huyết nhiệt vọng hành gây nên. Cách dùng và liều lượng: dùng Tang diệp sắc nước uống, mỗi lần từ 5-9 gam. Tang diệp có thể bào chế thành dạng viên hoặc dạng bột. Trường hợp dùng ngoài da có thể dùng Tang diệp đun nước rửa mắt. Tang diệp ướp mật Ong sẽ có tác dụng nhuận phổi trị ho mạnh hơn.
  • Hoa Cúc

Hoa Cúc là hoa của loài thực vật thuộc họ Cúc, vừa là thực phẩm lại là thuốc, có cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế. Hoa Cúc vị cay, vị cam, vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh lạc phổi, gan và có công hiệu: sơ tán phong nhiệt, ức chế dương khí gan thăng lên, thanh lọc gan và sáng mắt, thanh nhiệt giải độc.
Thích hợp sử dụng:
- Một là thích hợp chữa trị chứng cảm phong nhiệt, sơ khởi bệnh bị sốt.
- Hai là thích hợp chữa trị chứng dương khí gan thăng lên dẫn đến đau đầu, choáng váng, buồn bực hay cáu.
- Ba là thích hợp chữa trị chứng mắt đỏ, mắt đau, mắt mờ, chảy nước mắt do gan phong nhiệt, gan hỏa bốc lên phía trên gây nên cũng như tinh huyết gan thận không đủ dẫn đến hoa mắt, mắt mờ khi nhìn người và vật.
- Bốn là thích hợp chữa trị chứng mụn độc. Cách dùng và liều lượng: dùng hoa Cúc sắc nước uống, mỗi lần từ 5-9 gam. Trường hợp sơ tán phong nhiệt thích hợp dùng hoa Cúc vàng, trường hợp bình gan, thanh lọc gan và sáng mắt thích hợp dùng hoa Cúc trắng. Ngoài tang diệp, hoa cúc thì có có nhiều vị thuốc phát tán phong nhiệt hiệu quả khác và thường được sử dụng như bạc hà, cát căng, mạn kinh tử, phù bình, sài hồ hay thăng ma.

Danh mục: Các vị thuốc y học dân tộc Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương