Y học

Đường kinh và các huyệt hay dùng

Đường kinh và huyệt là những thuật ngữ trong lĩnh vực châm cứu.

Có 12 đường kinh chính

Mỗi kinh đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong.
Kinh âm ở tay:
  • Kinh thủ thái âm Phế
  • Kinh thủ thiếu âm Tâm
  • Kinh thủ quyết âm Tâm bào
Kinh dương ở tay:
  • Kinh thủ dương minh Đại trường
  • Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu
  • Kinh thủ thái dương Tiểu trường
Kinh âm ở chân:
  • Kinh túc thái âm Tỳ
  • Kinh túc quyết âm Can
  • Kinh túc thiếu âm Thận
Kinh dương ở chân:
  • Kinh túc thái dương Bàng quang
  • Kinh túc thiếu dương Đởm
  • Kinh túc dương minh Vị
    Đường kinh và các huyệt hay dùng
12 đường kinh trên cơ thể
Kinh mạch có chức năng là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dưỡng cơ thể để duy trì hoạt động bình thường, làm trơn khớp, nhuận gân xương. Tuy nhiên kinh mạch đồng thời cũng là nơi mà tà khí từ bên ngoài xâm nhân vào và là con đường mà bệnh tật dùng để biểu hiện ra ngoài khi công năng của tạng phủ bị rối loạn.

Các huyệt thường dùng

Huyệt là cửa ngõ xâm lấn của các tác nhân gây bệnh bên ngoài trong trường hợp sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Huyệt là nơi nhạy cảm nhất, nó tiếp nhận các kích thích khác nhau, nếu tác động phù hợp sẽ điều hòa được các rối loạn trong cơ thể do bệnh lý gây ra, từ đó tái lập lại các hoạt động sinh lý bình thường.
Có 80 huyệt thường được dùng trong châm cứu, bấm huyệt chữa trị các bệnh đó là:
  • 20 huyệt ở vùng đầu mặt cổ: Dương bạch, Ấn đường, Tình minh, Toán trúc, Ty trúc không, Ngư yêu, Thái dương, Nghinh hương, Nhân trung, Địa thương, Hạ quan, Giáp xa, Thừa khấp, Liêm tuyền, Ế phong, Bách hội, Tứ thần thông, Đầu duy, Quyền liêu, Phong trì.
  • 12 huyệt ở vùng ngực và lưng: Chiên trung, Trung phủ, Cự cốt, Đại trùy, Kiên tỉnh, Thiên tông, Đại trữ, Phong môn, Phế du, Tâm du, Đốc du, Cách du.
  • 6 huyệt vùng thượng vị - lưng: Trung quản, Thiên khu, Can du, Đởm du, Tỳ du, Vị du.
  • 13 huyệt vùng tay: Kiên ngung, Khúc trì, Xích trạch, Khúc trạch, Nội quan, Thái uyên, Thống lý, Thần môn, Ngoại quan, Dương trì, Hợp cốc, Bát tà, Thập tuyên.
  • 9 huyệt vùng hạ vị - thắt lưng: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Khúc cốt, Thận du, Mệnh môn, Đại trường du, Bát liêu, Trường cường.
  • 20 huyệt vùng chân: Hoàn khiêu, Trật biên, Bễ quan, Thừa phù, Huyết hải, Lương khâu, Độc ty, Tất nhãn, Ủy trung, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Huyền chung, Thừa sơn, Thái khê, Côn lôn, Thái xung, Giải khê, Nội đình, Bát phong.
Danh mục: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học Người gửi: Nhà Thuốc Bắc Song Hương