Trẻ em khóc đêm
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

  • : 100,000 VNĐ
  • : Thuốc
  • : Dạng hộp
  • : Khô ráo
Nhiều người cho rằng việc khóc nhiều là hiện tượng tự nhiên ở trẻ em. Thực ra không phải vậy, trẻ em khóc nhiều bao giờ cũng có một nguyên nhân nhất định, và việc sớm phát hiện ra nguyên nhân làm trẻ khóc là cần thiết có thể giúp duy trì sự phát triển bình thường của trẻ. Điều trước tiên là phải chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân bệnh lý thực thể, chẳng hạn như xoắn ruột, lồng ruột hoặc các trường hợp nhiễm trùng cấp tính... Trẻ con ở độ tuổi từ 2 tuần cho đến 3 tháng rất thường có những cơn khóc đêm tưởng như không sao làm nguôi được. Trẻ thường khóc thét lên và co đạp chân tay rất dữ dội, như thể đang hết sức đau đớn, và mặt đỏ bừng lên.

Một nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng này là lượng không khí trẻ mút vào khi bú không được đưa ra hết, giờ đây đang đi qua ruột non và gây ra cảm giác đau đớn cũng như tạo ra những cơn co thắt mạnh. Trong các trường hợp khóc đêm, thường thì trẻ khóc như thể rất đau đớn và kéo dài khoảng vài giờ vào đầu hôm. Hiện tượng này có khuynh hướng thường gặp ở những trẻ bú sữa mẹ hơn là những trẻ bú sữa bình, và có nhiều khả năng là trẻ khóc do đói. Ngay cả khi trẻ vừa mới bú cách đó không lâu, cũng nên thử cho trẻ bú một lần nữa vào lúc này. Khi cho trẻ bú sữa mẹ, nguồn sữa thường giảm đi vào buổi tối do người mẹ mệt mỏi, và trẻ cần được bú nhiều lần hơn.

Ngoài ra, sự căng thẳng của người mẹ khi trẻ khóc nhiều cũng khiến cho tuyến sữa tiết ra ít hơn, và làm trầm trọng thêm vấn đề. Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc. Nếu cho trẻ bú sữa mẹ, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều trong ngày để đảm bảo có đủ sữa cho trẻ bú vào buổi tối. Một số sản phẩm bán trên thị trường được quảng cáo là làm cho trẻ hết khóc đêm, nhưng chưa hề có chứng cứ đáng tin cậy nào về những lời quảng cáo đó.  

Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón ở trẻ em

Táo bón hiếm khi xuất hiện ở những trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, nhưng là vấn đề thường gặp ở những trẻ bú sữa bình. Cần phân biệt giữa táo bón thực sự với thói quen đi tiêu ít lần. Trẻ có thể chỉ đi tiêu vài ba lần trong một tuần, nhưng nếu phân mềm và việc đi tiêu dễ dàng thì không có vấn đề gì. Chỉ xác định táo bón khi phân cứng và có biểu hiện khó khăn khi trẻ đi tiêu. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ không phải bao giờ cũng được biết rõ, nhưng có thể là do uống không đủ lượng nước hoặc dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn nhưng pha chế không thích hợp. Ở trẻ lớn tuổi hơn, táo bón cấp tính thường xảy ra sau những bệnh gây sốt.  

Chẩn đoán loại trừ các khả năng

  • Bệnh Hirschsprung, khi trẻ chậm đi phân su và sau đó táo bón kéo dài. Chụp X quang đại tràng có thuốc cản quang để xác định đoạn ruột bị hẹp.
  • Nứt hậu môn, thường kèm theo có ít máu trong phân. Nứt hậu môn làm trẻ đau khi đi tiêu và do đó có khuynh hướng nín lại những lần đi tiêu.
Cần cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước trái cây pha loãng, không đường, thường là tốt nhất. Thường xuyên xoa bóp vùng bụng có thể làm trẻ thấy dễ chịu hơn và cũng có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột. Với trẻ em, hạn chế tối đa không nên dùng đến thuốc xổ. Nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng của con không được cải thiện nên nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ để phát hiện những điều bất thường nếu có.